Loading...

5 Bí Kíp Để Lựa Chọn Cấu Hình Server - Máy Chủ Phù Hợp

Bạn đang tìm kiếm cấu hình server phù hợp cho hệ thống cơ sở dữ liệu doanh nghiệp? Bạn đang tìm một máy chủ đủ mạnh cho ứng dụng game hay website của mình? Cấu hình server thích hợp sẽ khác nhau tùy theo nhu cầu, điều kiện của người sử dụng.


Hiện nay, rất nhiều đơn vị đã lựa chọn sử dụng máy chủ trong việc quản lý và lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên, máy chủ có nhiều loại và mỗi loại lại có cấu hình khác nhau. Hầu hết chúng ta, ai cũng muốn sử dụng máy chủ có cấu hình cao, chất lượng, ổn định và phù hợp với nhu cầu của mình. Luôn có những nguyên tắc khi lựa chọn cấu hình cho máy chủ có thể áp dụng cho mọi trường hợp cùng Vi Tính Võ Minh tìm hiểu về những nguyên tắc này bạn nhé: Server là gì? Tại sao phải quan tâm cấu hình server? Trước khi vào phần quan trọng của bài, ta tìm hiểu máy chủ (server) là gì? Máy chủ Server là một thiết bị giúp cung cấp, lưu trữ, xử lý thông tin dữ liệu do các máy khách (Client) gửi lên hoặc tải xuống. Máy chủ xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống chúng ta, chẳng hạn như các trò chơi trực tuyến mà bạn đang chơi đều được quản lý bởi một máy chủ từ xa. Hay bất kỳ một trang web nào trên mạng cũng cần có máy chủ để kiểm soát, cũng như hệ thống thông tin, dữ liệu trong doanh nghiệp đều được quản lý bởi một server. Chính vì máy chủ phải lưu trữ và xử lý dữ liệu từ hàng trăm, hàng ngàn máy khách cùng lúc nên yêu cầu về cấu hình server chắc chắn phải cực mạnh. Một máy chủ có cấu hình bao gồm: chip CPU, bộ nhớ RAM, ổ cứng HDD/SSD… Tất cả hoạt động tốt sẽ giúp cho cả hệ thống hoạt động hiệu quả, trơn tru. Những nguyên tắc để lựa chọn cấu hình server phù hợp 1. Nên chọn CPU có nhiều nhân (core) cho máy chủ Một trong những bộ phận quan trọng nhất của server chính là nhân CPU (Central Processing Unit) - bộ xử lý trung tâm. CPU có công dụng là mạch điện tử trong một máy tính, thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản do mã lệnh chỉ ra.


CPU có một nhân hay nhiều nhân (core CPU) mỗi nhân như một bộ xử lý riêng biệt, nhiều nhân tốc độ xử lý đảm bảo, nhanh hơn, thực hiện nhiều công việc cùng một lúc. Vì vậy, số lượng nhân CPU càng nhiều thì càng có lợi cho người dùng. Vì nó giúp cho quá trình xử lý dữ liệu diễn ra nhanh hơn rất nhiều lần. Một 2. Cung cấp RAM cho cấu hình server Bộ phận quan trọng tiếp theo RAM (Random Access Memory) là yếu tố cần được ưu tiên trang bị nhiều nhất cho máy chủ. Nhiệm vụ của RAM làm nơi lưu trữ tạm dữ liệu và lệnh thực thi của hệ điều hành và các ứng dụng trước khi ghi dữ liệu lên ổ cứng khi kết thúc phiên làm việc.


Cấu hình server với bộ nhớ RAM cao giúp xử lý được nhiều dữ liệu cùng lúc, tránh tình trạng máy tính chạy chậm.. Hãy chọn những thanh RAM 4GB hay 8GB ngay lần đầu sử dụng. 3. Cách chọn ổ cứng HDD/SSD cho server Ổ cứng quyết định tốc độ đọc ghi dữ liệu. Hiện nay có hai loại ổ cứng cho server là HDD (Hard Disk Drive) và SSD (Solid-State Drive). Các ổ cứng HDD là ổ cứng có chuẩn giao tiếp SCSI hoặc SAS (hai chuẩn giao tiếp được dùng phổ biến cho Server hiện nay) nên thường được ưu tiên lựa chọn.


Do các loại này có băng thông cao và có tốc độ vòng quay cao hơn nhiều lần các ổ cứng dùng chuẩn giao tiếp khác. Chúng giúp tăng tốc độ đọc và ghi dữ liệu. Nhưng nếu mua ổ cứng loại SSD, bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại có hiệu năng tốt. Có nhiều loại dù dung lượng chỉ khoảng 120GB đến 140 GB, nhưng lại có tốc độ hoạt động rất tốt. Tùy vào ngân sách mà bạn có thể mua các loại ổ có dung lượng lớn hơn. Tuy nhiên, ngày nay ổ cứng SSD gần như phổ biến và hơn hẳn ổ HDD do nó có nhiều ưu điểm như: tốc độ đọc ghi nhanh hơn ổ HDD gấp nhiều lần, SSD được đánh giá có độ tin cậy cao hơn vì nó không bị phân mảnh dữ liệu, ổ SSD bền hơn HDD rất nhiều do không có động cơ dĩa quay, không sợ rung lắc, SSD tiêu thụ điện ít hơn ổ HDD, không phát ra tiếng ồn… 4. Lựa chọn RAID cho cấu hình server Raid là một hệ thống ổ đĩa cứng được ghép từ nhiều ổ đĩa cứng vật lý lại với nhau. Nó có vai trò tăng tốc độ đọc, ghi dữ liệu hay giúp tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa.


Đây cũng là một thành phần quan trọng khi xem xét cấu hình server. Bởi nó giúp đảm bảo sự an toàn cho dữ liệu của bạn nhờ vào chức năng sao lưu, phục hồi và chống lỗi. Hiện nay có khá nhiều loại Raid như Raid 0, 1, 2, 3,... khiến người dùng hoang mang không biết nên chọn loại nào. Điều đó tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính của bạn. Nếu bạn cần truy cập khối lượng dữ liệu lớn, nhu cầu tốc độ dữ liệu cao thì nên chọn RAID 0, tuy nhiên nó lại kém an toàn. RAID 1 dành cho người có nhu cầu lưu trữ và quản lý các tài liệu thật sự quan trọng nhưng tốc độ của nó lại không cao. Nếu bạn muốn loại Raid tốt nhất có thể thì Raid 10 là lựa chọn cho bạn, tuy nhiên chi phí rất cao. 5. Lưu ý về hệ thống mạng với cấu hình server Dù cho cấu hình server của bạn có cao đến mức nào cũng bị phụ thuộc vào hệ thống mạng. Nếu hệ thống mạng không ổn định thì sẽ làm giảm khả năng hoạt động mượt mà, trơn tru của toàn hệ thống. Các server vật lý luôn cần có băng thông cao cho kết nối internet để tránh trường hợp tắc nghẽn.


Vì vậy bạn cũng cần đầu tư cho hệ thống mạng cũng như thường xuyên check tốc độ đường truyền để đảm bảo cả hệ thống được hoạt động hiệu quả nhất. Ngoài những điều trên thì để có thể lựa chọn máy chủ phù hợp với khả năng tài chính, nhu cầu sử dụng, bạn cần lưu ý một số điều như: chọn mua các linh kiện theo mức chi phí phù hợp với ngân sách dự kiến, tìm hiểu kỹ thông tin về các linh kiện máy chủ trước khi ra quyết định mua, lựa chọn mua server từ các nhà sản xuất uy tín tại Việt Nam cũng như trên thế giới để được bảo hành chính hãng, lâu dài. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất máy chủ uy tín có thể kể đến như Dell, IBM, HP, NAS... Trên đây là một vài kiến thức cơ bản về cấu hình máy chủ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh… Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được những kinh nghiệm cần thiết để lựa chọn cấu hình server cho hệ thống của mình.


Liên hệ Zalo