Loading...

Vì sao khi PC, Laptop bị đứng máy thì Driver thường là cái tên bị nhắc đến đầu tiên

Nếu sử dụng máy tính thì chắc hẳn bạn đã từng nghe về driver, và vì sau laptop, PC bị đứng thì kỹ thuật viên hay nói là lỗi driver. Trong bài viết này, Vi Tính Võ Minh sẽ giải thích công dụng của driver và tại sao mỗi lần driver bị lỗi thì máy tính sẽ bị đứng.



1/ Tìm hiểu Driver là gì?

Driver là được hiểu như là một phiên dịch viên của máy tính. Sau đây Võ Minh giải thích đơn giản dễ hiểu giúp bạn hình dung rõ hơn về Driver.

Như bạn đã biết máy tính có hai thành phần cơ bản là phần cứng và phần mềm. 

Phần cứng là những thiết bị có thể cầm nắm bằng tay như chuột, bàn phím, tai nghe,… 

Phần mềm là hệ điều hành, các chương trình, game được cài vào máy. Nếu không có ai phiên dịch chuyển đổi ngôn ngữ cho phần mềm sẽ không hiểu phần cứng đang muốn gì và ngược lại. Vì vậy Driver sẽ  đứng ra giúp hai thành phần này hiểu nhau và giúp máy tính hoạt động hiệu quả hơn.

2/ Có bao nhiêu loại Driver?

Về cơ bản thì chúng ta sẽ có hai loại driver: một loại driver riêng do một hãng phần cứng tự làm ra hoặc loại driver universal có thể dùng chung cho nhiều hãng. 

Đa số các hãng phần cứng sẽ dùng driver riêng cho thiết bị của hãng làm ra để đảm bảo sự ổn định. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp họ sẽ dùng driver universal của Microsoft hoặc một số nhà sản xuất khác để tiết kiệm thời gian và chi phí nghiên cứu mà thiết bị của họ vẫn hoạt động bình thường. Những driver dùng chung thường đã được kiểm tra và đạt các chứng nhận an toàn cần thiết. Các bạn có thể thấy một số loại chuột, bàn phím cứ cắm vào máy là sử dụng bình thường là do dùng driver universal.

Một số loại phần cứng có thể dùng cả hai loại driver. Như các loại card màn hình có thể dùng driver chung để xuất hình lên màn hình bình thường. Nhưng nếu chơi game thì các bạn phải tải driver của các hãng sản xuất như Nvidia, AMD hoặc Intel để có thể tối ưu hiệu suất khi chơi các game 3D.

3/ Công dụng của driver

Như đã nói trên: Driver máy tính làm nhiệm vụ phiên dịch qua lại giữa hệ điều hành và phần cứng máy tính, nếu không có driver hoặc driver không đúng với thiết bị thì hệ điều hành sẽ không thể nhận ra các thiết bị từ phần cứng, dẫn đến các phần cứng đó không sử dụng được.

Ví dụ: Chương trình nhập văn bản sẽ dùng driver của bàn phím để biết bạn đang nhấn phím nào và dùng driver card màn hình sẽ hiện chữ lên màn hình, còn nếu bạn muốn in thì phải dùng driver của máy in để điều khiển.

Những driver cần thiết đối với hệ điều hành

Driver âm thanh: Hỗ trợ cho âm thanh và loa của máy tính. Thường gọi là Audio driver.

Driver Bios: Là hệ thống đầu vào đầu ra giúp hỗ trợ đối với các bo mạch chủ của máy tính.

Driver Chipset (Intel Chipset driver): Là driver giúp cho sự hoạt động của vi xử lý, giúp vi xử lý hoạt động nhanh hơn, tốt hơn.

Driver Graphics (Graphics driver): Đây là driver đối với màn máy tính.

Driver Mouse and Keyboard: Đây là driver giúp hỗ trợ chuột và bàn phím của máy tính.

Driver mạng (LAN driver): Đây là driver giúp hỗ trợ cho mạng dây.

Driver WiFi (Wireless driver): Driver giúp WiFi hoạt động tốt.

Driver camera (camera driver): Driver giúp hỗ trợ chụp ảnh trên máy tính.



4/ Tại sao Driver lỗi có thể làm máy tính bị đứng?

Bởi vì driver đóng vai trò phiên dịch viên giúp máy phần cứng và phần mềm hiểu nhau nên driver lỗi thì hai phần này cũng không thể hoạt động cho chính xác. 

Về cơ bản là như vậy, tuy nhiên cũng có những trường hợp lỗi có thể không chỉ xuất phát từ drive mà còn có thể từ phần cứng và cả phần mềm. Nếu từ đầu đã sai thì dù driver phiên dịch như thế nào cũng cho ra kết quả sai và bạn sẽ thấy máy tính đang bị lỗi.

Nếu chỉ có phần mềm bị lỗi thì khả năng máy vẫn tự động có sửa được. Nhưng nếu hệ điều hành và driver không tương thích thì còn có thể làm máy bị sập, đứng. Chẳng hạn nếu hệ điều hành yêu cầu driver card màn hình tắt quạt tản nhiệt thì driver sẽ làm theo và không thắc mắc gì cả.

5/ Nếu driver bị lỗi thì nên làm gì?

Driver rất ít khi bị lỗi và không cần phải thường xuyên cập nhật driver. Nếu máy đang hoạt động ổn định, trơn tru thì nên sử dụng bình thường. 

Chỉ có đúng một trường hợp bạn nên cập nhật driver thường xuyên là driver của card màn hình. Thường thì các hãng card sẽ cập nhật các tính năng mới, cải thiện và tối ưu hiệu suất giúp chơi game mượt mà hơn.

Tuy nhiên, khi máy bị màn hình xanh và hiện một danh sách lỗi thì bạn có thể tìm và tra xem đó là lỗi gì. Nếu là vì driver thì bạn có thể cập nhật driver bằng Windows Update. Để chắc chắn bạn nên đến các trung tâm sửa chữa máy tính để được kiểm tra và cập nhật driver.

Lưu ý: driver thường sẽ âm thầm chạy ngầm, không cần cập nhật và thường là Windows sẽ tự động cập nhật giúp chúng ta.


Liên hệ Zalo