Các linh kiện máy góp phần kết cấu một chiếc laptop hoàn thiện, mỗi linh kiện đều là một phần quan trọng trong khả năng vận hành của chiếc laptop. Một số linh kiện còn là yếu tố quyết định đến tốc độ và hiệu suất của máy tính.
Biết rõ về những linh kiện này bạn sẽ dễ dàng tìm cho mình một chiếc laptop có cấu hình phù hợp với nhu cầu sử dụng máy, giúp bạn tiết kiệm chi phí mà lại có máy tính làm việc ổn định, ngoài ra với kiến thức về những linh kiện của laptop bạn sẽ sử dụng máy tốt hơn và nâng cao tuổi thọ cho máy.
Trong bài viết này, Vi Tính Võ Minh sẽ giới thiệu tổng quát về các linh kiện quan trọng phổ biến bên trong một bộ máy laptop.
1/ CPU – Bộ vi xử lý
CPU (Central Processing Unit) là bộ xử lý trung tâm, là các mạch điện tử trong một máy tính, thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu cơ bản do mã lệnh chỉ ra.
CPU được ví như bộ não của con người tuy nó chỉ là một con chip nhỏ, nhưng lại cực kỳ quan trọng vì công việc của CPU xử lý dữ liệu của hệ thống, phân tích các thuật toán, nhận luồng dữ liệu, các thuật toán phức tạp, sau đó trả về kết quả.
Các thông số của CPU càng cao đồng nghĩa tốc độ của cả hệ thống cũng được tăng lên rất nhiều.
Hướng dẫn cách lựa chọn tốc độ CPU:
Tốc độ CPU còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Số nhân xử lý (2, 4, 10, 22 nhân,...), càng nhiều nhân càng mạnh.
- Công nghệ sản xuất (32nm, 22nm, 14nm,...), càng nhỏ càng tiết kiệm điện và hiệu năng cao hơn.
- Công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU (pipeline, turbo boost, siêu phân luồng,...).
2. Mainboard – Bo mạch chủ
Mainboard còn được gọi là bo mạch chủ, đây là bộ phận quan trọng giúp gắn kết các linh kiện, phụ kiện và thiết bị với nhau thành khối thống nhất và đi vào hoạt động.
Người ta thường ví mainboard giống như phần xương sống của cơ thể con người. Chỉ cần bộ phận này gặp vấn đề là toàn bộ hệ thống bị ảnh hưởng theo.
Mỗi loại mainboard thường hỗ trợ một số chuẩn RAM, CPU nhất định vì vậy Mainboard giữ quyết định nâng cấp Laptop, do vậy nó quyết định hoàn toàn tới tuổi thọ của bộ máy. Như vậy để bảo vệ máy bền theo thời gian thì bạn cần biết cách bảo vệ bo mạch chủ theo đúng khuyến nghị của nhà sản xuất.
3. Bộ nhớ RAM
RAM (Random Access Memory) là một loại bộ nhớ khả biến cho phép đọc - ghi ngẫu nhiên dữ liệu đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ của bộ nhớ. Tất cả mọi thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời và chúng sẽ mất đi khi không còn nguồn điện cung cấp.
Bộ nhớ RAM là một trong các bộ phận quan trọng trong hoạt động của laptop, nếu không có RAM thì laptop không thể hoạt động. Dung lượng bộ nhớ RAM là yếu tố quyết định đến tốc độ hoạt động của laptop.
Hướng dẫn lựa chọn hoặc nâng cấp RAM: Các thông số của RAM bao gồm bus RAM, dung lượng RAM, khi chọn mua RAM nâng cấp cho thiết bị, người dùng nên nghiên cứu bus RAM khi chọn mua để RAM có thể phối ưu với Main tối ưu nhất.
4. Ổ cứng lưu trữ HDD, SSD
Ổ cứng là một thành phần quan trọng trong bộ nhớ máy tính, bởi vì thiết bị này chứa toàn bộ dữ liệu người dùng như hệ điều hành windows hay các tệp cá nhân. Đồng thời quyết định tốc độ xử lý (ví dụ như tốc độ truyền dữ liệu sang ổ cứng di động khác hay USB) của máy, tính bảo mật của dữ liệu hay điện năng tiêu thụ và nhiệt độ của CPU.
Ổ cứng có chức năng cài đặt bất kỳ chương trình hoặc tệp nào khác mà bạn muốn giữ trên máy tính. Khi tải tệp xuống máy tính, các tệp này được lưu vĩnh viễn trên ổ cứng của bạn hoặc phương tiện lưu trữ khác cho đến khi chúng được di chuyển hoặc xóa đi.
Việc chọn mua ổ cứng laptop còn tùy vào nhu cầu sử dụng của từng người để chọn dung lượng phù hợp. Đối với những người làm việc văn phòng, thì ổ cứng có dung lượng 160Gb đến 250Gb là phù hợp, còn với những người cần khả năng lưu trữ cao thì nên mua loại có dung lượng từ 500GB trở lên.
5. Ổ đĩa quang CD, DVD
Ổ đĩa quang là một loại thiết bị dùng để đọc đĩa quang, có sử dụng một loại thiết bị phát ra một tia laser chiếu vào bề mặt đĩa quang và phản xạ lại trên đầu thu và được giải mã thành tín hiệu. Ổ đĩa quan bao gồm ổ đọc dữ liệu (Read-only) và ổ đọc-ghi kết hợp (Burn and Read). Ổ đĩa quang CD, DVD có thể tháo ra dễ dàng, khi máy laptop không có ổ CD, DVD nó vẫn có thể hoạt động và vẫn vào được Windows.
6. Card màn hình laptop
Card màn hình hay còn gọi là card đồ họa viết tắt là “VGA” (Video Graphics Adaptor) có nhiệm vụ xử lý hình ảnh trong máy tính như màu sắc, độ phân giải, độ tương phản, chất lượng hình ảnh hiển thị trên màn hình…thông qua kết nối với màn hình để hiển thị hình ảnh giúp người dùng có thể thao tác, giao tiếp trên máy tính hay laptop.
Máy tính nào cũng đều phải có card màn hình (VGA) để xử lý hình ảnh, độ phân giải.GPU (Graphic Processing Unit) chính là bộ não của VGA nó sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến hình ảnh. Card màn hình là một trong những bộ phận về phần cứng rất quan trọng, nó quyết định đến sức mạnh xử lý đồ họa và hiển thị của chiếc máy tính nói chung và chiếc laptop nói riêng.
7. Màn hình LCD
Màn hình LCD (Liquid crystal display) hay còn gọi là màn hình tinh thể lỏng là loại thiết bị hiển thị cấu tạo bởi các tế bào (các điểm ảnh) chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực.
Màn hình LCD được cấu tạo bởi nhiều lớp xếp chồng lên nhau. Cấu tạo màn hình LCD gồm (1) - lớp lọc ánh sáng tự nhiên, (2, 4) - 2 lớp kính có điện cực ITO, (3) - kẹp chặt lớp tinh thể lỏng ở giữa, (5) - một lớp kính lọc phân cực nằm ngang, (6) - gương phản xạ lại ánh sáng cho người xem.
Ngoài màn hình LCD phổ biến, hiện nay còn có phiên bản cao cấp khác là công nghệ màn hình IPS được viết tắt của từ In-Plane Switching là một biến thể của màn hình LCD được sử dụng trên các thiết bị công nghệ cao cấp với chất lượng màu sắc đem lại tốt cùng góc nhìn rộng hơn so với các màn hình LCD thông thường.
8. Board cao áp
Board cao áp nằm ở ngay phía dưới màn hình LCD, nó có nhiệm vụ kích điện áp DC lên đến khoảng 1500V để cấp cho bóng cao áp ở mép màn hình để tạo ánh sáng nền cho màn hình.
Board cao áp được đặt bên trong bảng điều khiển hiển thị dưới màn hình LCD. Trong hầu hết các máy tính xách tay, bạn có thể truy cập vào bảng cao áp nếu bạn loại bỏ mép vát màn hình LCD. Ban cao áp có kết nối trên cả hai đầu. Phía bên trái của cao áp được kết nối với cáp màn hình LCD. Phía bên phải của cao áp được kết nối với đèn backlight được gắn bên trong màn hình LCD.
9. Pin laptop
Pin là một phần cứng nhằm cung cấp năng lượng cho laptop để tạo điều kiện cho laptop hoạt động mà không cần phải cắm dây nguồn.
Pin là bộ phận cung cấp điện cho máy tính, nếu máy tính không cắm điện mà chạy bằng Pin thì được khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ, bên trong Pin có thể có 4, 6 hoặc 8 quả Pin và gọi là Cell, Pin càng nhiều Cell thì thời gian sử dụng càng bền. Máy tính không có Pin bạn vẫn có thể sử dụng khi dùng Adapter và cấp nguồn qua cổng DC.
Hiện nay, laptop có 2 dòng pin laptop chủ yếu đó là laptop pin rời và laptop pin liền.
Laptop pin liền: là dòng máy tính được thiết kế khá phổ biến với thị trường hiện nay. Laptop pin liền nổi bật với thiết kế mỏng, nhẹ và cao cấp, pin được gắn chặt với tổng thể của máy tính.
Laptop pin rời: là dòng máy tính pin có thể tháo ra một cách đơn giản. Những sản phẩm laptop pin rời thường được xếp vào dòng laptop giá rẻ, dòng laptop này thích hợp với những người sử dụng laptop trong một thời gian dài muốn tháo pin ra khỏi máy và sử dụng trực tiếp bằng nguồn điện.
---------------------------------------------------------------------------
Liên hệ Vi Tính Võ Minh về các dịch vụ sửa chữa, bảo trì, vệ sinh máy tính, nâng cấp máy tính:
CÔNG TY TNHH và DV VI TÍNH VÕ MINH (since 2012)
Địa chỉ liên hệ: 529/6a Điện Biên Phủ P.3 Q.3
Phone: (028) 3839 1232
Hotline (Zalo): 0989 695 720
Mess: m.me/dichvuvitinhvominh
Email: support@vominh.v